Đầu năm đi làm nhận lì xì tới tấp, nhân viên phi thẳng ra… tiệm vàng
- admin
- 0
Như thông lệ hàng năm, vừa kết thúc ngày làm việc đầu năm, Xuân Duy, 29 tuổi, nhân viên truyền thông làm việc ởquận 3, TPHCM phi xe thẳng ra tiệm vàng gần chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh.
Duy khấp khởi bước vào tiệm vàng, hô lớn đúng giọng… người có tiền: “Cho nửa cây nhẫn trơn”. Khi nhân viên tiệm báo hết vàng trơn, sau một hồi nhẩm tính, Duy chấp nhận chuyển qua mua vàng miếng, có giá cao hơn 15 triệu đồng/lượng.
Duy cho biết, đầu năm anh nhận được khoản lì xì từ công ty, công đoàn, giám đốc, quản lý các cấp và rút thăm may mắn được gần 7 triệu đồng. Ngoài ra, hôm nay phòng Duy cũng chia nhau khoản tiền danh hiệu xuất sắc và hoa hồng trong năm, anh nhận thêm được 16 triệu đồng.
“Tôi bỏ thêm vào số tiền nhận được trong ngày đi làm đầu năm mới mua nửa cây vàng vừa để dành vừa lấy lộc cho một năm mới. Như một thói quen, ra năm nào tôi cũng mua vàng, có năm chỉ đủ tiền mua… nửa chỉ”, Duy cười.
Lê Anh Thúy, nhân viên tại một công ty phân phối sơn ở quận 11, TPHCM tiết lộ, tiền lì xì đầu năm mình nhận được… còn gấp nhiều lần thưởng Tết. Ngoài lì xì từ công ty, từ giám đốc, phó giám đốc, khoản lì xì lớn nhất cô nhận được đến từ… các đối tác.
Đầu năm, đối tác là quản lý các hãng sơn, vật liệu xây dựng đều đến công ty cô xông đất, chúc Tết, lì xì. Có nơi lì xì cô vài triệu đồng, có nơi mừng tuổi tiền “đô”, thậm chí có nơi tặng quà năm mới bằng vàng.
Thúy cho hay, lì xì đầu năm trong kinh doanh là một cách để mọi người cảm ơn cũng như để đặt nền tảng quan hệ làm ăn. Là phó trưởng phòng kinh doanh, cô giữ vai trò khá quan trọng trong việc kinh doanh các mặt hàng tại công ty nên thường được nhiều đối tác “chăm sóc”.
“Thật ra tiền lì xì theo cách này hay cách khác sẽ có đi có lại, nhận về thì cũng sẽ cho đi. Tuy nhiên, đầu năm đi làm nhận được nhiều lì xì, tôi cứ… vui trước đã”, Thúy cười lớn.
Cô gái 30 tuổi cho hay, cô cũng thường mua vàng đầu năm sau khi nhậnlì xì. Năm nhiều nhất cô gom tiền lì xì mua được gần 3 cây vàng, còn năm nay… hẻo hơn thấy rõ, cô chỉ gom mua được hơn một cây vàng.
Chị Phan Thị Thanh, làm việc tại một nhà sách ở Hà Nội cho biết năm nay, gia đình chị về quê ngoại ở tận Quảng Nam ăn Tết. Vậy nhưng, chị xác định từ sớm không xin nghỉ thêm mà sẽ trở lại làm việc đúng ngày để… nhận lì xì.
Tại công ty chị, tiền lì xì chỉ tầm 2-2,5 triệu đồng nhưng năm nào chị cũng háo hức với khoản tiền may mắn đầu năm này. Không có nhiều nhưng chị cũng cố gom góp mua cho được chỉ vàng.
Người mẹ hai con trải lòng: “Lĩnh vực xuất bản tôi làm lương thưởng đều thấp, tiền lì xì cũng thấp. Hàng tháng tiền lương của tôi tằn tiện lắm cũng chỉ đủ trang trải sinh hoạt gia đình và tiền ăn học cho con cái. Vậy nên đầu năm tôi sẽ cố mua bằng được một chỉ vàng, tích dần để dành phòng thân”.
Làm chủ một công ty về nhôm kính, anh Huỳnh Thanh Tuấn, 46 tuổi, ở TPHCM cho biết thời làm nhân viên cũng rất háo hức với tiền lì xì đầu năm.
Suy từ tâm lý đó, đầu năm, ngoài tiền lì xì từ công ty, anh Tuấn luôn dành một khoản tiền cá nhân từ 50 – 100 triệu đồng bỏ lì xì để nhân viên rút thăm. Bao lì xì có khi chỉ 100.000 đồng nhưng nhân viên luôn mong chờ rút được tiền… của sếp.From: web game casino
Theo anh Tuấn, lì xì đầu năm ở công sở không chỉ mang ý nghĩa về tiền bạc mà hơn hết mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho cả tập thể và cá nhân.
Khi làm chủ, anh tâm niệm kể cả khi làm ăn khó khăn có thể giảm thưởng Tết nhưng riêng tiền lì xì cho nhân viên là “khoảng trời bất khả xâm phạm”, không tăng thì thôi chứ tuyệt đối không được giảm.